TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH MỸ
Ngày 15/12/2022

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH MỸ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH MỸ

1. Chuyển đổi số là gì:

- Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Ví dụ:

 

Phương thức truyền thống

Ứng dụng công nghệ thông tin

Chuyển đổi số

 

Ví dụ 1

Đi chợmua hàng hóavà trảtiền mặt.

Đi chợmua hàng hóavà chuyển tiền trảqua tài khoản ngân hàng.

Đặt hàng trực tuyến và  thanh toán trực tuyến, giao hàng tại nhà.

 

 

 

Ví dụ 2

Công ty xuất bản và bán sách ra ngoài thịtrường.

Công ty sốhóa tài liệu và xuất bản băng, đĩa CD. Bán ra ngoài thịtrường.

Công ty dừng xuất bản sách, dừng in đĩa CD,  thay đổi mô hình kinh doanh bán sản phẩm  thành mô hình kinh  doanh, bán dịch vụ truy cập trực tuyến đến kho  nội dung của mình.

 

 

 

Ví dụ 3

Cán bộxửlý công việc trên giấy tờvà trao đổi trực tiếp.

Cán bộsửdụng máy tính soạn thảo văn  bản, in, trình ký và trao đổi trực tiếp.

Sửdụng công nghệđểsoạn  thảo  trực tuyến,   chỉnh sửa trực  tuyến,  ký trực tuyến, trao đổi trực tuyến trên môi trường sửdụng các công nghệsố

Đây là 03 ví dụ để giúp các cô các bác, các đ/c hiểu rõ hơn về chuyển đổi số.

-Chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số quốc gia bao gồm 3 cấu phần chính, lần lượt là chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số.

2. Tại sao phải Chuyển đổi số - (Lợi ích của chuyển đổi số)

- Chuyển đổi sốkhông chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí, mà còn mởra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trịmới ngoài các giá trịtruyền thống vốn có.

VD:  Đặt mua hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến có thểđặt hàng không giới hạn vềvị trí địa lý, giảm thiểuđược chi phí và thời gian đi lại. Đây chính là lợi ích của việc chuyển đổi số.

- Mua hàng truyền thống tại các cửa hàng, điểm bán lẻ sẽ khó cạnh tranh về giá, người mua phải chịu giá đắt hơn giá thị trường.

- Mua hàng trực tuyến giúp người dân tiếp cận với nhiều nguồn hàng, nhiều mẫu mã, được lựa chọn từ nhiều người bán khác nhau. Thay vì chỉ lựa chọn ở nơi mình sinh sống.

Ví dụ: Từnăm 2000 đến nay, 52% trong sốcác doanh nghiệp Fortune đã bịmua lại, sáp nhập hoặc phá sản. Ước tính40% các doanh nghiệp tồn tại ngày hôm nay sẽđóng cửa trong 10 năm tới. Chính là do chậm hoặcthất bại trong việc chuyển đổi số.

Ví dụ bán hàng phụ kiện điện thoại, ko bán trực tuyến, không bám trụ được:

- Việc mở của hàng bán phụ kiện điện thoại, người bán phải đầu tư vốn mở cửa hàng, tiền thuê mặt bằng và các khoản tiền duy trì cửa hàng…Dẫn đến việc để bám trụ được việc kinh doanh, người bán phải bán với giá cao hơn

- Bên canh đó, người bán trực tuyến có thể bán ngay tại nhà, không mất tiền thuê mặt bằng, không mất tiền duy trì cửa hàng, nên hàng hóa sẽ bán với giá rẻ hơn để cạnh tranh.

- Lúc này người dân sẽ chọn mua hàng trực tuyến, người chủ mở cửa hàng nếu không áp dụng chuyển đổi số sẽ bị mất nguồn khách hàng, giảm doanh thu, thậm chí là khó tồn tại được lâu dài.

Ví dụ:Xe ôm truyền thống không bám trụ đc. Phải chuyển sang xe ôm công nghệ như grap, uber...

Xe ôm truyền thống trước đây làm việc bằng cách chỉ cần đứng ở địa điểm quen thuộc để chờ khách. Hoặc rất ít khi phải di chuyển địa điểm. Lượng khách hạn chế, do bị cố định về cơ hội đón khách.

Xe ôm công nghệ vd như grap, uber dùng phần mềm đón khách trên điện thoại. Lái xe có thể đón khách ở nhiều điểm, do hệ thống sẽ báo khách và quãng đường đi cho lái xe. Khách hàng có thể ngồi trong nhà đặt xe qua điện thoại và chờ xe đến đón. Hệ thống sẽ chỉ dẫn quãng đường đi, tính tiền sẵn cho lái và khách hàng.

Lúc này người dân sẽ hạn chế việc ra đường tìm và vẫy xe ôm truyền thống. Bắt đầu chuyển sang đặt xe ôm công nghệ qua điện thoại như grap, uber và ngồi trước của nhà mình chờ xe đến đón.

Xe ôm truyền thống bị mất nguồn khách hàng, doanh thu giảm, nếu không tham gia bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội thì về lâu dài không thể tồn tại được.

- Việc chuyển đổi số là rất quan trọng, để theo kịp xã hội, để tồn tại và phát triển cùng xã hội.

Lý do chuyển đổi số:

- Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

3. Chuyển đổi số là việc của ai:

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân. Rộng hơn là chương trình chuyển đổi số quốc gia.Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng học tập, thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau.

Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Bác thường nghe nói có đồng chí 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu khó học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.

4. Nên Chuyển đổi số khi nào

- Chuyển đổi sốlà quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi sốvẫn xảy ra và đang diễn ra.Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽbịbỏlại ởphía sau.

Ví dụ: Phải dùng nền tảng zalo để gọi điện video, làm việc

- Trong dịch COVID 19 phải tải ứng dụng zoom về điện thoại, cha mẹ nhường điện thoại cho con cháu học online. Nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau.

Do đó, có thểchuyển đổi sốngay lập tức bằng cách chuyển đổi vềtư duy, nhận thức, thực hiện hàng ngày, vận động phát triển cùng với cuộc sống

sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệsố.

5. Chuyển đổi sốnhư thế nào:

- Chuyển đổi sốlà một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổchức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình.

- Tại địa phương Quỳnh Mỹ: Trước hết từng Cán bộ, công chức, trưởng các ban ngành đoàn thể của địa phương phải nắm được nội dung, lợi ích, cách thực hiện và các thông tin về việc chuyển đổi số.

- Sau đó là tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân.

- Để làm được việc này rất cần sự chung tay hưởng ứng của cấp ủy, chính quyền địa phương, các thành viên tổ công nghệ số CĐ của các thôn. Các tổ chức chính trị xã hội, và mọi tầng lớp nhân dân.

- Các thành viên trong tổ công nghệ số là những người đặt nền móng đầu tiên cho địa phương, trong công tác chuyển đổi số. Vì mỗi thành viên hiện nay đang sinh sống cùng với nhân dân trên tất cả các khu dân cư. Và mỗi người dân là một nhân tố không thể thiếu, để việc chuyển đổi số sớm đạt được thành quả toàn diện. Và mục đích cuối cùng là để phục vụ cho cuộc sống của nhân dân được tiện nghi, phát triển.

II. Cụ thể, Chuyển đổi số gồm: Chính quyền số - xã hội số - kinh tế số.

2.1. Chính quyền số:

- Là Chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, Thuế đển gười dân có thể làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trực tuyến...

2.2. Xã hội số-Công dân số:

 - Là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường  số,  kỹ năng số cơ bản,  mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhânvà quyền riêng tư trong môi trường số.

Ví dụ: Công dân có thiết bị di động hình thành thói quen về gọi điện có hình ảnh, làm việc trên môi trường mạng, mua bán trực tuyến, họp trực tuyến và học trực tuyến...

-Y tế số: khám chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụy tế được cá thể hóa cho mỗi người dân...

-Giáo dục số: nghe giảng bài trực tuyến, trao đổi bài trực tuyến...

-Xã hội sốlà xã hội có công dân sốtham gia vào vào quá trình y tếsố, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số...

2.3. Kinh tế số:

- là phát triển doanh nghiệp công nghệsố, chuyển dịch từlắp ráp, gia công vềcông nghệthông tin sang làm sản phẩm công nghệsố, phát  triển  nội  dung  số, công  nghiệp sáng tạo, kinh tếnền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tửvà sản xuất thông minh, tạo sao sản phẩm “Make in VietNam”.

Ví dụ: CMC telecom, Zavi, Comeet...Kinh tếsốgồm ngành công nghiệp công nghệsố, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa dựa trên các nền  tảng  công nghệsố mà ta vẫn gọi là thương mại điện tử, ngành bán dịch vụdựa trên các nền tảng sốmà ta vẫn gọi là kinh doanh sốnhư dịch vụđặt phương tiện giao thông, dịch vụđặt nhà hàng, khách sạn.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo điện tử.

Trang web Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu.


Tổng lượt xem bài viết là: 31
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác